Thặng dư vốn cổ phần và những điều cần biết

Sep 29

1. Thặng dư vốn cổ phần là gì? 

A, Thặng dư vốn cổ phần (Surplus equity) là phần chênh lệch công ty được hưởng do bán cổ phiếu mới với thị giá cao hơn mệnh giá. 

Thặng dư vốn cổ phần = (thị giá – mệnh giá) x số cổ phiếu phát hành
- Mệnh giá cổ phiếu là 10 nghìn đồng
- Thị giá là mức giá cổ phiếu cuối cùng được giao dịch thành công. Mức giá sẽ luôn thay đổi không cố định tùy vào sự biến động của thị trường.

Ví dụ: Công ty cổ phần A đã bán hơn 110 triệu cổ phiếu mới cho công ty B với mức giá 100.000 VNĐ/cổ phiếu. Biết rằng hiện nay mỗi cổ phiếu niêm yết của công ty sẽ có mệnh giá chung là 10.000 VNĐ/cổ phiếu.
Để tính được khoản thặng dư vốn ta dùng công thức:
(100.000 – 10.000) x 110.000.000 = 9.900.000.000 (Tức 9.9 tỷ đồng)
Vậy số tiền 9.9 tỷ đồng dôi ra được gọi là thặng dư vốn cổ phần. Thặng dư vốn cổ phần dư ra này có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu chia cho các cổ đông cũ và thưởng cho nhân viên.

B, Việc hạch toán tài sản cổ phiếu tương đối độc lập với kết quả kinh doanh của công ty, công ty lỗ cũng được (quan điểm cá nhân NQT). Lãnh đạo công ty gọi vốn càng nhanh, định giá càng cao thì các cổ đông cũ càng có lợi vì thặng dư vốn càng lớn nên quyền lợi về mặt tài chính của các cổ đông vẫn được đảm bảo mặc dù công ty kinh doanh lỗ. 
Chuyên mục thặng dư vốn cổ phần NQT đã giải thích rất kỹ trong khóa học online IPO Kick Start - Khởi Động Lộ Trình IPO. Mời các bạn muốn hiểu rõ thặng dư vốn cổ phần tham khảo thêm tại đây.
Ví dụ như Tiki, Shoppe dù lỗ nhưng cổ đông vẫn có các quyền lợi về mặt tài chính ngày cao hấp dẫn nhờ mỗi vòng gọi vốn và định giá của lãnh đạo công ty. 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư vốn cổ phần  

Khả năng định giá doanh nghiệp: 

Tùy vào phương pháp định giá, điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu: doanh thu, lợi nhuận hay tài sản thì doanh nghiệp sẽ được định giá khác nhau. Không phải cứ có lợi nhuận tốt mới được định giá cao, mới có khả năng tạo ra thặng dư vố cổ phần hấp dẫn. Vì ví dụ như Tiki, Shopee... dù lỗ nhưng vẫn được định giá hàng trăm nghìn/cổ phần

Cụ thể vào năm 2020, công ty cổ phần TIKI đã bán hơn 120 triệu cổ phiếu cho tập đoàn Vingroup với mức giá 100.000 VNĐ/cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu niêm yết của công ty sẽ có mệnh giá chung là 10.000 VNĐ/cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần của Tiki đang là 10.8 tỷ đồng (sử dụng công thức trên)

Khả năng thanh khoản của cổ phần/cổ phiếu


Khi cổ phần, cổ phiếu có tính thanh khoản cao thì nhà đầu tư dễ dàng mua bán, chuyển đổi thành tiền mặt theo giá thị trường hay giá trị mà nhà đầu tư mong muốn. Điều này tác động tích cực đến khả năng giao thương, mua bán trên thị trường.


Ngược lại, đối với trường hợp cổ phần/ cổ phiếu đó có tính thanh khoản thấp thì đồng nghĩa với việc mua bán khó khăn, kéo theo việc giao dịch chậm lại. Nên các nhà đầu tư thường sẽ cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền để tránh việc đầu tư thua lỗ, ảnh hưởng xấu đến tài sản của mình.  

Dư luận xã hội

Đối với các doanh nghiệp đã lên sàn giao dịch, các lãnh đạo cấp cao hoặc chủ sở hữu thường cố gắng hạn chế vướng vào các thông tin xấu làm xôn xao dư luận. Thực tế, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bị giảm mạnh sau khi có các thông tin về chủ sở hữu doanh nghiệp bị vướng vào các vấn đề pháp luật hoặc các thông tin về trốn thuế, sản phẩm kinh doanh bị thu hồi,...Ta thường bắt gặp câu chuyện này trên các bộ phim truyền hình tại Hàn Quốc. 

Ví dụ: Nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái GELEX" lật đật lệnh bán bằng mọi giá, chấp nhận lỗ, vì sợ cổ phiếu bị rơi vào tình cảnh mất thanh khoản như cổ phiếu "họ FLC" sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam. 
Trước khi xuất hiện tin đồn, GEX từng vươn lên giá 40.800 đồng/cổ phiếu (4-4). Nhưng sau đó bị giảm 5 phiên liền, có phiên bị giảm sàn, rớt một mạch hơn 17% xuống giá 33.850 đồng/cổ phiếu như vào ngày 12-4....

  Trích: Chặn ngay tin giả thao túng chứng khoán  

Xu hướng về quy luật cung - cầu của thị trường chứng khoán 

Cổ phiếu cũng tương tự như các loại hàng hoá khác, "giá cả" của cổ phiếu cũng ảnh hưởng bởi quy luật cung - cầu của thị trường. Nếu số lượng nhà đầu tư đổ vào mua cổ phiếu A nhiều hơn dự định của công ty phát hành thì thị giá giao dịch sẽ cao hơn mệnh giá. Dẫn đến xuất hiện thặng dư vốn cổ phần. 

Tình hình kinh tế vĩ mô 

Khi nền kinh tế có dấu hiểu khủng hoảng, suy thoái hoặc tình trạng lạm phát xảy ra khiến các doanh nghiệp không còn môi trường thuận lợi để phát triển, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực "cầm cự để tồn tại" . Điều này tác động tiêu cực khiến các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ tìm tới các công cụ đầu tư khác ít rủi ro hơn dẫn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm. 

3. Quy định mới nhất về thặng dư vốn cổ phần đối với các doanh nghiệp

Theo Thông tư 19/2003/TT-BTC:

  • Quy định về việc tính thuế
  - Không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với các khoản thặng dư này.
=> Nguyên nhân không tính thuế với khoản này là do thặng dư vốn của doanh nghiệp không phải là thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp sẽ được hưởng toàn bộ tiền từ thặng thư vốn cổ phần mà không phải chịu thuế.
  • Hạch toán doanh nghiệp
- Các khoản chênh lệch tăng do mua, bán cổ phiếu quỹ, chênh lệch do giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp.
=> Do các khoản thặng dư vốn cổ phần phát sinh từ việc mua và bán cổ phiếu nên không được xem là hoạt động kinh doanh của công ty. Khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ được tính vào khoản thặng dư vốn

Khoản chênh lệch giảm-Trường hợp giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm thấp hơn mệnh giá thì phần chênh lệch giảm này không được hạch toán vào chi phí, không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp, trường hợp nguồn vốn thặng dư không đủ thì phải dùng nguồn lợi nhuận sau thuế và các quỹ của công ty để bù đắp.

- Điều chỉnh tăng vốn điều lệ Căn cứ quy định tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thông tư 19/2003/TT-BTC, các doanh nghiệp có thể chuyển thặng dư vốn cổ phần để điều chỉnh tăng vốn điều lệ.
Tuy nhiên việc chuyển đổi này phải tuân theo một số quy định:
*/ Đối với cổ phiếu được phát hành để tiến hành các dự án đầu tư: Nếu công ty muốn chuyển phần thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ phải đảm bảo dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng sau 3 năm.
*/ Đối với khoản cổ phiếu được phát hành nhằm để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh: Công ty chỉ được kết chuyển thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành theo quy định.Trên đây là toàn bộ các nội dung cơ bản về "Thặng dư vốn cổ phần". Nếu như bạn có thắc mắc có thể để lại bình luận trực tiếp dưới blog hoặc thảo luận hỏi đáp về các chuyên đề này tại Group kín "Quản trị tài chính doanh nghiệp"  


Created with