Định giá doanh nghiệp? Các phương pháp định giá doanh nghiệp trên thị trường

Định giá doanh nghiệp là bước cơ bản, cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy, cụ thể định giá doanh nghiệp sớm đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp sau này?
Sep 15 / NQT

1. Định giá doanh nghiệp là gì

Định giá doanh nghiệp (Business valuation) là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp. (Theo Wiki

2. Tại sao nên định giá doanh nghiệp sớm:

Theo quan điểm của NQT, định giá doanh nghiệp sớm mang lại 3 lợi ích đặc biệt: 

2.1 Tăng lợi thế đàm phán về giá trị Doanh Nghiệp khi thực hiện các thương vụ M&A 

Theo thông lệ của Mỹ, muốn bán 1 doanh nghiệp cần quá trình định giá từ 2- 4 năm trước thời điểm bán. Xu thế này hiện giờ cũng xuất hiện tại Việt Nam trong các thương vụ vừa và lớn. Theo NQT muốn có định giá cao, thì phải có lịch sử tài chính doanh nghiệp được cập nhật thep chu kì (ít nhất 1 năm 1 lần) để làm căn cứ cho các quyết định NĐT.
Trên thực tế, hầu hết các công ty hiểu bài bản về tài chính đều đã và đang định giá doanh nghiệp sớm. Có thể định giá từ lúc chưa hình thành ý định mua bán sát nhập. Bạn có thể tham khảo thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long dưới đây để thấy được giá giao dịch thâu tóm Phúc Long thay đổi theog từng đợt. 
Lần 1 Masan mua 20% cổ phần với giá 15tr$, sau 7 tháng giá trị Phúc Long được định giá gấp 5 lần. NQT đã có chia sẻ về kỹ thuật mua này chuyên đề CFM Membership

2.2 Tăng xác suất huy động vốn thành công

Có báo cáo tài chính kiểm toán và chứng thư định giá doanh nghiệp được xác nhận bởi các đơn vị uy tín sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn hơn và tiếp cận được nhiều nhà đầu tư hơn. 
Doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn hơn vì việc định giá doanh nghiệp dựa trên các đặc điểm, giá trị chính công ty sở hữu giúp NĐT dễ dàng hơn trong việc nhận định tiềm năng phát triển trong tương lại của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải định giá hoặc có chứng thực định giá từ một đơn vị có uy tín để đảm bảo công ty hoặc tài sản không định giá quá cao hay quá thấp bởi thị trường.  
Ví dụ, FPT đã thực hiện kiểm toán định giá từ năm 2002 bởi các công ty trong nước.
Đến năm 2006, FPT chính thức nhận được khoản đầu tư trị giá 36.5 triệu USD. 
Sau đó vào năm 2007, FPT đã ký kết hợp đồng kiểm toán với KPMG - 1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới để chứng thực giá trị trước khi đem công ty tiến ra thị trường vốn quốc tế. 

2.3 Có định hướng cho chiến lược kinh doanh và tầm nhìn dài hạn 

Khi bạn định giá doanh nghiệp thường xuyên, bạn sẽ hiểu đúng về thực trạng giá trị của doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp bạn đang mạnh về doanh thu, lợi nhuận hay tài sản. Giá trị đó có đang đi đúng hướng với chiến lược của bạn không. Các doanh nghiệp có các điểm mạnh khác nhau sẽ có các phương pháp định giá khác nhau. 
Ví dụ như chuỗi cà phê The Coffee House bên dưới, chiến lược doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh về dòng tiền. 
Theo bảng thống kê kết quả kinh doanh của The Coffee House bạn có thể thấy: trong 4 năm cực thịnh, The Coffee House liên tiếp lỗ lũy kế, nhưng dòng tiền vẫn phát triển mạnh, có độ tăng trưởng cao.
The Coffee House đã tạo ra lợi thế định giá bằng cách sử dụng phương pháp định giá dòng tiền vốn chủ sở hữu. Bằng chứng là chuỗi cà phê này được định giá hơn 50 triệu USD.
=> Tùy vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp hiện có 3 cách định giá doanh nghiệp phổ biến: P/E; P/S; P/B.
Trong đó: 
- P/E = Lợi nhuận x hệ số
- P/S = Dòng tiền x hệ số
- P/B = Tài sản (giá trị sổ sách) x hệ số
NQT đã phân tích và hướng dẫn kỹ phương pháp này tại chuyên đề Ứng dụng 2 phương pháp định giá phù hợp cho Doanh nghiệp SME, mời anh/chị đã tham gia CFM Membership xem lại.  

3. Những phương pháp định giá doanh nghiệp

Theo Thông tư 28/2021/TT-BTC quy định TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM SỐ 12, có 5 cách định giá doanh nghiệp được Bộ tài chính quy định: 
- Phương pháp tỷ số bình quân trong định giá doanh nghiệp (Theo Mục 3 Phần II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC )
- Phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp (Theo Mục 4 Phần II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC )
- Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp (Theo Mục 5 Phần II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC )
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong định giá doanh nghiệp (Theo Mục 6 Phần II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC)
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong định giá doanh nghiệp (Theo Mục 7 Phần II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC

4. Những lầm tưởng khi định giá doanh nghiệp

Định giá trị doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Sau đây là một số lầm tưởng bạn thường mắc phải khi tiến hành định giá:
- Công ty phải lãi thì mới định giá được...
- Định giá doanh nghiệp chỉ cần X5, X8, X10 lần lợi nhuận/ doanh thu
- Định giá doanh nghiệp dựa theo độ lớn/ dung lượng của thị trường ngách...
Mời bạn tham khảo ví dụ cụ thể sau đây trong Shark Tank mùa 5, founder Denise đã định giá công ty dựa trên định giá của các đối thủ cùng ngành.
NQT đã xây dựng chuyên đề Ứng dụng 2 phương pháp định giá phù hợp cho Doanh nghiệp SME trong chuỗi 10 chuyên đề tài chính doanh nghiệp SME, mời anh/chị tham khảo tại đây.  
Created with