5 mô hình chuỗi nhượng quyền phổ biến

Oct 20 / NQT

Nhượng quyền đang là mô hình được ưa chuộng và phổ biến hiện nay, nhất là ở thị trường dịch vụ ăn uống (F&B). Theo kinh nghiệm cá nhân, NQT có tổng kết 5 mô hình chuỗi nhượng quyền được sử dụng phổ biến.  

bang-5-mo-hinh-nhuong-quyen

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì 

Nhượng quyền thương hiệu (Franchising) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.. Việc nhượng quyền này thường đi kèm với một ràng buộc về tài chính, hoặc có thể là một khoản chi phí, cũng có thể là phân chia doanh thu, lợi nhuận cửa hàng theo phần trăm.

Sự phát triển của 11 thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới qua 33 năm từ 1990 đến 2023.Có sự đặc biệt ở đây là hầu hết đây là những mô hình nhượng quyền.  

2. 5 Mô hình nhượng quyền phổ biến  

I. Mô hình kinh doanh chuỗi 

Mô hình chuỗi có thể hiểu đơn giản là các mô hình cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ cùng thuộc quyền sỡ hữu của 1 hoặc 1 nhóm chủ thể kinh doanh đầu tư, sở hữu và quản lý.

- Đặc điểm của mô hình kinh doanh chuỗi: 
– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cơ sở được sở hữu và quản lí tập trung. 
– Hệ thống kinh doanh theo chuỗi sẽ kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.
Ví dụ: Chuỗi siêu thị WinMart+, chuỗi cửa hàng Thế giới di động.... 

II, Mô hình cấp phép (License) 

Mô hình cấp phép (Licensing) hiểu một cách đơn giản là hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay nhượng quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

Quyền sử dụng những sản phẩm trí tuệ này thường là: Bằng sáng chế phát sinh (Patent); quyền tác giả hay tác quyền (Copyrights); các qui trình công nghệ (Technological Process); nhãn hiệu thương mại (Trademarks)…

Đặc điểm của nhượng quyền cấp phép: 
- Licensing là một phương thức tiếp thị và mở rộng thương hiệu, được sử dụng rộng rãi từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ. 
- Licensing là cách thức quen thuộc đối với các chủ thể kinh doanh quốc tế (bên cấp phép) khi muốn sử dụng những sản phẩm trí tuệ 1 cách hiệu quả hơn để tăng lợi nhuận.

Ví dụ: Starbucks là một công ty bán lẻ bán đồ uống (chủ yếu bao gồm đồ uống liên quan đến cà phê) và thực phẩm. Vào năm 2022, Starbucks có 51% cửa hàng do công ty điều hành so với 49% cửa hàng được cấp phép. Startbucks không nhượng quyền thương mại nên cấp phép chính là hình thức duy nhất để các nhà đầu tư nhượng quyền có thể tiếp cận hãng cafe này. Ngoài Starbucks, bạn có thể tham khảo mô hình nhượng quyền cấp phép qua các ví dụ khác như Marvel, Oxford...
Có thể bạn quan tâm: Starbucks- Thương hiệu nhượng quyền cấp phép được săn đón toàn cầu 

III, Nhượng quyền phân phối 

Nhượng quyền phân phối là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. 

Bên nhượng quyền thu % hoa hồng từ doanh thu/ lợi nhuận mà trong thỏa thuận 2 bên đã thống nhất.  

IV, Nhượng quyền hình mẫu  

Nhượng quyền hình mẫu là hình thức nhượng quyền sử dụng hình ảnh của thương hiệu mình cho các chủ thể cùng ngành. Tuy nhiên, người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo, sản phẩm… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ chứ bên nhượng quyền không chịu trách nhiệm về doanh số,... 

Ví dụ Pepsi nhượng quyền hình ảnh cho các hãng áo phông in logo Pepsi làm hình trang trí, Disney cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng có hình ảnh của thương hiệu hoặc các nhân vật của Disney 

V, Nhượng quyền quản lý  

Mô hình nhượng quyền quản lý là hình thức bên nhượng quyền cung cấp người quản lý cho bên nhận quyền. 

Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này. 
nhuong-quyen-quan-ly-marriott
Created with