Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại Điều 10, Nghị định 155/2020/NĐ-CP
"...
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán
2. Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
3. Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng...."
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản là IPO (Initial Public Offering - Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng" được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa trở thành công ty đại chúng (chưa lên sàn) trong khi đó FPO (Follow - on Public Offering) được áp dụng cho các doanh nghiệp đã trở thành công ty đại chúng.
"...
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán
2. Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
3. Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng...."
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản là IPO (Initial Public Offering - Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng" được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa trở thành công ty đại chúng (chưa lên sàn) trong khi đó FPO (Follow - on Public Offering) được áp dụng cho các doanh nghiệp đã trở thành công ty đại chúng.
IPO về cơ bản, có thể chia thành 2 loại chính: Tổ chức phát hành chào bán cổ phiếu mới / Cổ đông hiện hữu của tổ chức phát hành chuyển nhượng lại cổ phiếu cũ
Dựa trên khoản 1.a và 1.b của Điều 10, Nghị định 155/2020/NĐ-CP ở trên, ta có thể thấy ngay cả khái niệm IPO từ năm 2021 cũng đã có nhiều sự thay đổi so với trước đó. Trước 2021, chỉ khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phiếu cho trên 100 nhà đầu tư/ chào bán cổ phiếu cho số lượng nhà đầu tư không xác định thì mới gọi là IPO.
Từ 1/1/2021, kể cả doanh nghiệp không tăng vốn, không chào bán cổ phiếu nhưng các cổ đông hiện hữu chuyển nhượng cổ phiếu do mình nắm giữ cho trên 100 người (thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành) thì cũng được gọi là IPO.
Chúng ta có thể tham khảo 1 bảng so sánh được đơn giản hóa sau đây

Các chủ doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng lộ trình đưa doanh nghiệp lên sàn (IPO/ Listing) có thể tham khảo lịch đào tạo, tư vấn IPO/ Listing gần nhất của Nguyễn Quốc Trung tại: