Tỉ lệ phân bổ tài sản khi đầu tư tài chính của NQT

NQT
(Bài viết phù hợp với các nhà đầu tư cá nhân có vốn nhàn rỗi trên 500.000.000 VNĐ và thu nhập ổn định hàng tháng trên 30.000.000 VNĐ)
Trung bắt đầu nghiên cứu về tỉ lệ tài sản của một nhà đầu tư khi nhận ra công thức 6 chiếc lọ cuả T Harv Eker không còn phù hợp với bản thân mình nữa vì một số lí do khách quan:
- Công thức 6 chiếc lọ dường như dựa trên bối cảnh thu nhập và chi phí sinh hoạt của các nước phát triển như Mỹ hay Châu Âu. Tại đây, chi phí sinh hoạt chiếm một tỉ trọng rất lớn của thu nhập người bình dân. (một nhân viên văn phòng tầm 30 tuổi ĐỘC THÂN có mức lương khoảng USD 3000, và sẽ cần đến khoảng $1800 cho các chi phí sinh hoạt như thuê nhà, ăn uống, đi lại và giao lưu bạn bè). Tuy nhiên khi áp dụng tại Việt Nam, cá nhân Trung thấy tỉ lệ này không nên áp dụng máy móc, nhất là với những người có thu nhập trên 60 triệu VNĐ/ tháng.

- Chỉ số tăng trưởng tài sản và chi phí lãi vay của Việt Nam CỰC KÌ KHÁC với các nước mà các tác giả sách dạy làm giàu nổi tiếng đang sống. Ví dụ như lãi suất vay thế chấp mua nhà tại MỸ KÌ HẠN 30 NĂM cao nhất là 4.8%/ năm.

(Nguồn https://tradingeconomics.com/united-states/mortgage-rate)

Trong khi chỉ số này tại Việt Nam là 12%, và thậm chí lên đến 14% nếu tính cả các loại phí dịch vụ liên quan.
(Nguồn https://tuoitre.vn/cam-dao-dang-luoi-khi-vay-mua-nha-654550…).

Chỉ số tăng trưởng giá vốn BĐS giữa Việt Nam và các nước phát triển cũng là khá lớn. Ví dụ như ở Mỹ, tăng trưởng giá vốn BĐS ở ngưỡng khoảng 6.2% 1 năm, khoảng 3.9% sau khi cân đối với lạm phát
(Nguồn https://www.globalpropertyguide.com/…/United-…/Price-History)

còn ở Việt Nam thì Trung không cần nói rõ, chắc các anh chị cũng biết cả rồi!
Chú ý là bản thân Trung đánh giá rất cao nguyên tắc phân bổ thu nhập vào 6 chiếc lọ này, và đã áp dụng cho chính mình suốt 6 năm từ năm 2010 đến năm 2015.
Nhưng khi tài chính cá nhân của mình vững hơn về mặt thu nhập hàng tháng, bắt đầu có tiền để dành cho việc đầu tư và Trung thấy rằng mình bắt đầu vướng vào một vấn đề mới: Đầu tư thua lỗ, mất vốn (đỉnh điểm như năm 2015, Trung và gia đình đã mất đến gần 3 tỷ VNĐ vào các hoạt động đầu tư không hiệu quả). Và chính vì vậy, Trung đã phải tự tạo ra cho mình một nguyên tắc về phân bổ vốn đầu tư, tình cờ, công thức này được rất nhiều đồng nghiệp, đối tác và học viên đón nhận và phát triển trở thành một chương trình đào tạo MONEYosophy – Tiền và tâm lý như các anh chị đã thấy.


Đầu tiên, các anh chị và các bạn nên hiểu khái niệm kênh đầu tư của Trung chỉ giới hạn trong việc đầu tư vào các tài sản hợp pháp (dựa trên 2 nguyên tắc đó là CÓ BẢO HỘ CỦA LUẬT PHÁP và CÓ THỂ ĐÓNG THUẾ KHI PHÁT SINH LỢI NHUẬN). Chính vì vậy, cá nhân Trung chưa coi việc đầu tư vào cryptocurrency hay các hệ thống đầu tư dạng MLM/ ponzy là 1 kênh đầu tư chính thống của mình. 

Trung chia các kênh đầu tư (loại tài sản) thành 4 loại chính:
1. #FG (FAST GROWTH – Các tài sản có tốc độ tăng trưởng nhanh): Chú ý là định nghĩa thế nào là tăng trưởng nhanh là một khái niệm mang tính tương đối. Cá nhân Trung đánh giá nếu 1 kênh đầu tư vào một tài sản có tốc độ tăng giá trên 30%/ năm thì có thể được xếp vào nhóm này. Ví dụ: BĐS vùng ven hoặc các khu vực đang phát triển khác, hoặc Cổ phiếu của một số công ty đang trên đà bùng nổ.

2. #CF (CASH FLOW – Các tài sản tạo ra dòng tiền, ưu tiên theo quý hoặc nhanh hơn). Một vài ví dụ điển hình chính là các tòa nhà cho thuê, BĐS nghỉ dưỡng được chủ đầu tư cam kết thuê lại, cổ phiếu của các công ty có thông lệ trả cổ tức bằng tiền mặt v...v... Chỉ số dòng tiền lý tưởng Trung thường kì vọng dao động từ 5% đến 24% một năm.

3. #HL (HIGH LIQUIDITY – Thanh khoản nhanh): các loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành TIỀN MẶT trong vòng dưới 3 ngày. Ví dụ: vàng vật chất, chỉ số vàng, chỉ số bạc, forex (chủ ý là tại Việt Nam, hình thức đầu tư này vẫn chưa được rõ ràng và pháp luật chưa bảo vệ kênh đầu tư này). Một số anh chị thích đầu tư cryptocurrency cũng có thể tạm xếp vào nhóm này, nhưng nhớ lưu ý tuân thủ đúng luật Việt Nam về cryptocurrency.

4. #FI (FUN INVESTMENT – đầu tư cho vui, mang tính trải nghiệm, giao lưu và học hỏi là chính). Trung thường góp vốn cổ phần vào một số doanh nghiệp trẻ, mặc dù ekip sáng lập rất quyết tâm vào sự phát triển của doanh nghiệp mình, tuy nhiên Trung không kì vọng quá nhiều vào quyền lợi tài chính của mình ở đây!

Chú ý: Tỉ lệ trong ảnh dưới thể hiện quan điểm cá nhân của Trung, các anh chị và các bạn không nên áp dụng quá máy móc các con số vào thực tế đầu tư của mình vì dữ liệu còn bị phụ thuộc vào thị trường vĩ mô, mức độ nhấp nhận rủi ro cá nhân, kiến thức tài chính cá nhân. Các anh chị và các bạn nên đi học thêm nhiều hơn về việc đầu tư vào các loại tài sản cụ thể tại các lớp học chuyên sâu của nhiều chuyên gia khác, đồng thời nên thành lập một nhóm có cùng quan điểm / chiến lược về việc phân bổ 4 loại tài sản này!

CÁC KHOÁ HỌC VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA NGUYỄN QUỐC TRUNG

Dịch Vụ Tư Vấn:
Lộ Trình Lên Sàn Chứng Khoán



Ekip của NQT cùng các đối tác là Công ty chứng khoán, công ty kiểm toán quốc tế sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp cho đến khi lên sàn thành công.

Liên hệ: nqt@nguyenquoctrung.com

Khoá Học:
MONEYosophy





Khoá học offline 2 ngày về chiến lược quản trị vốn trong tài chính cá nhân.

Lịch Học Đang Được Cập Nhật.
Created with