Chiến lược IPO/ LISTING với định vị là cổ phiếu phòng thủ - Defensive Stock

May 5 / NQT
Không theo đuổi mô hình Unicorn, Ông Nguyễn Quốc Trung thường tư vấn các khách hàng của mình xây dựng định vị doanh nghiệp lên sàn là một cổ phiếu phòng thủ (defensive stock), đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô VĐL dưới 200 tỷ VNĐ.

Cổ phiếu phòng thủ là gì?


Cổ phiếu phòng thủ còn gọi là cổ phiếu không theo chu kỳ vì ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế mở rộng hay suy thoái. Những cổ phiếu này thường mang lại cổ tức và tương đối ổn định, bất kể hình hình của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thâm niên thường sử dụng chiến lược phòng thủ khi không chắc chắn về thị trường.

Dấu hiệu của cổ phiếu phòng thủ thường bao gồm:

1. Cổ tức bằng tiền ổn định hàng năm, nếu có trả cổ tức bằng cả cổ phiếu thì tỉ lệ trả bằng tiền cao hơn trả bằng cổ phiếu.

2. Hệ số Beta (đo lường độ biến động giá cổ phiếu) thấp hơn 1

3. P/E thường thấp hơn hệ số chung của thị trường (tại Việt Nam, cá nhân NQT cho rằng hệ số P/E dưới 10 là 1 hệ số đủ hấp dẫn với cổ phiếu phòng thủ)

Theo tổng hợp từ VNexpress, Vietstock kết hợp với Investopedia:

Cổ phiếu của các công ty lâu đời trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và chăm sóc sức khỏe là những ví dụ phổ biến về cổ phiếu phòng thủ.

- Tiện ích, bao gồm các công ty trong lĩnh vực điện, nước, khí đốt và quản lý chất thải cung cấp các dịch vụ cần thiết...

- Hàng thiết yếu, các mặt hàng chủ lực như đồ gia dụng, đồ vệ sinh cá nhân, thực phẩm và đồ uống luôn được người tiêu dùng ưu tiên trong bất kỳ tình hình kinh tế.

- Chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa hoặc dịch vụ khác mà người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua trong một nền bối cảnh kinh tế nhiều biến động, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra. Lĩnh vực này bao gồm bảo hiểm, dược phẩm, thiết bị y tế và bệnh viện.

- Viễn thông, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cáp, điện thoại và internet, là những dịch vụ mà người tiêu dùng không bao giờ ngừng cần, ngay cả khi kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ cổ phiếu nào trong các nhóm kể trên đền là cổ phiếu phòng thủ. Chỉ có những cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, nợ vay thấp, lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và lịch sử kinh doanh tốt mới đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Danh sách theo dõi (Watchlist) cổ phiếu phòng thủ - Trả cổ tức bằng tiền đều hàng năm - của ông Nguyễn Quốc Trung tại thời điểm tháng 5 năm 2023.
Chú ý: đây không phải khuyến nghị đầu tư.
Tại các dự án mà NQT và ekip CFM đang tư vấn về bản đồ tài chính (Financial Roadmap) với tầm nhìn IPO/ Listing, định vị cổ phiếu phòng thủ - Defensive stock - gần như là một định vị xuyên suốt trong kế hoạch 5 năm vì 3 lí do sau:
1. Kì vọng của NĐT về khả năng sinh lợi tối thiểu:
Giai đoạn cuối 2022 và đầu năm 2023, lãi suất gửi tiết kiệm tại Việt Nam tăng vọt, nhiều ngân hàng huy động lên đến xấp xỉ 11% / năm và thu hút khá nhiều dòng vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và người dân. Tuy nhiên điều này cũng gây áp lực lên thị trường vốn vì nếu doanh nghiệp không có khả năng sinh lời cho nhà đầu tư cao hơn mức lãi suất của gửi tiết kiệm thì khả năng huy động thêm vốn sẽ là rất khó khăn. Vì thế doanh nghiệp xây dựng lộ trình trở thành công ty đại chúng trên sàn chứng khoán (IPO/ Listing / UPCoM) nên chứng minh được khả năng sinh ra cổ tức bằng tiền đủ hấp dẫn khi so sánh với gửi tiết kiệm.

Thực tế các doanh nghiệp ekip của NQT và CFM đang tư vấn giai đoạn 2022 - 2026  đều đặt mục tiêu có cổ tức bằng tiền đạt trên 10% (1000 VNĐ/1cp) và kế hoạch thanh toán / tạm ứng cổ tức 1 năm 2 lần.

2. Thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi lên sàn chứng khoán:
Một đặc điểm của cổ phiếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ (VĐL dưới 200 tỷ VNĐ - Theo quan điểm của NQT) thì kể cả khi cổ phiếu được giao dịch tập trung trên sàn chứng khoán, thanh khoản của cổ phiếu cũng không cao (thường dưới 100.000cp / phiên) và khả năng tăng giá để tạo ra lãi vốn (capital gain) cho các cổ đông là không chắc chắn.

Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có năng lực kinh doanh có lãi và có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền đủ hấp dẫn mới có thể giữ chân các cổ đông đồng hành lâu dài và tạo nền tảng cho các vòng tăng vốn điều lệ tiếp theo sau khi lên sàn (Phát hành riêng lẻ hoặc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng - FPO - Follow On Public Offering)

3. Thu hút Nhà Đầu Tư Nước Ngoài:
Hiện giờ tại thị trường chứng khoán Việt Nam, rất nhiều các công ty trả cổ tức bằng tiền đều hàng năm thu hút được các quỹ ngoại, cá nhân & tổ chức nước ngoài làm cổ đông lớn (trên 5%), cá biệt có nhiều cổ phiếu phòng thủ, tỉ trọng sở hữu của NĐT nước ngoài lên đến trên 50%.

Tại thời điểm giữa năm 2023, chúng ta có thể thấy 1 số ví dụ như

- EVE: Công ty Everpia với thương hiệu chăn ga gối đệm Everon - 69.26%
- VNM: Công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk - 55.63%
- LTG: Tập đoàn Lộc Trời - 39.74%

Vì thế, NQT cho rằng nếu doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt và có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền đều hàng năm sẽ dễ thu hút vốn ngoại hơn.

Nếu bạn quan tâm đến việc được NQT và ekip đồng hành  tư vấn chiến lược tài chính và lộ trình đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, hãy tham gia khoá học hoàn toàn MIỄN PHÍ:
IPO DECODE - Giải mã IPO

Hoặc

Liên hệ với email nqt@nguyenquoctrung.com 

Khoá học online HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ về lộ trình IPO / LISTING dành cho chủ doanh nghiệp SME & Startup!
Created with