Cơ chế huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sep 12 / NQT
Khách hàng chính là những nhà đầu tư, cổ đông chất lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo ông Nguyễn Quốc Trung - Chủ tịch CTCP Đầu tư CFM (Mã CK: CFM)

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là khó tiếp cận nguồn vốn vì để tiếp cận được nguồn vốn của nhà đầu tư, các quỹ hay ngân hàng thì cần thỏa mãn yêu cầu về báo cáo tài chính hoặc dòng tiền phải được cập nhật thường xuyên theo chu kì và đảm bảo yếu tố minh bạch. Dưới đây là 4 cách để SMEs có thể linh hoạt sử dụng giúp ra tăng xác suất gọi vốn thành công! 

I. 4 CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 

1. Donate (Ủng hộ)

Phương pháp ủng hộ là phương pháp mà tổ chức nhận vốn từ cộng đồng và những nhà đầu tư không kỳ vọng quyền lợi về mặt tài chính. Bạn sẽ thường thấy cơ chế này trong các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, không có nghĩa là phương pháp ủng hộ chỉ dùng được cho các dự án từ thiện. Mọi phương pháp gọi vốn mà NĐT không kỳ vọng quyền lợi về mặt tài chính thì đều được gọi là phương pháp Donate.

Rào cản của phương pháp này: Founders/ Tổ chức gọi vốn phải có uy tín và tên tuổi mới dễ dàng thuyết phục mọi người sẵn sàng đóng góp và tin tưởng vào tính minh bạch của dự án

Minh hoạ cho phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo 1 ví dụ có thực tại Mỹ, công ty sản xuất Dược đang trong giai đoạn nghiên cứu thuốc điều trị bệnh Parkinson. Công ty đã kêu gọi cộng đồng đóng góp 1000$/ người.  

Đây không phải là 1 dự án từ thiện, đây là công ty dược và đó là 1 dự án kinh doanh. Nhưng có rất nhiều người sẵn sàng ủng hộ 1000$, thậm chí nhiều hơn để tăng tốc thời gian nghiên cứu, thử nghiệm mà không hy vọng quyền lợi về tài chính vì thực tế thứ họ kỳ vọng là họ và những người thân sẽ được sớm nhất hưởng lợi trực tiếp từ hiệu quả của thuốc để nhanh chóng cải thiện bệnh Parkinson. 

2. Micro Loan (Vay siêu nhỏ) 

Micro Loan là cơ chế mà NĐT chỉ kỳ vọng nhận lại phần gốc. Đây là 1 trong những mô hình rất phổ biến trong ngành tài chính. 
Bạn có thể tham khảo ví dụ giả định sau đây để hiểu rõ hơn cơ chế này:
 

Bối cảnh: A là 1 nhà đầu tư, kinh doanh có sản phẩm dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng trên thị trường.
- A cần vay 1 tỷ. Thay vì vay 1 người 1 tỷ, A tiến hành vay 100 người bằng cách đăng facebook , mượn mỗi người 10 triệu với cơ chế rõ ràng trả lãi X%/ tháng. 1 năm sau liên hệ trả, đa phần NĐT của A (nhà đầu tư là bạn bè, anh/em, đối tác) đều chỉ kỳ vọng vào việc nhận lại gốc vì phần lãi suất quá nhỏ. Khi được chỉ cần trả gốc, ở trường hợp này A đã có nguồn vốn không lãi suất (đặc biệt với anh/chị kinh doanh thương mại, có nguồn vốn không lãi xuất là cực kỳ hấp dẫn) 

3. Reward (Bán trước)

Reward (bán trước) có thể hiểu là NĐT sẽ nhận lãi bằng chính sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai có giá trị lớn hơn số tiền lãi ước tính nhận được.  Cơ chế này dễ huy động hơn với các doanh nghiệp có tệp khách quen, tệp khách yêu thích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chúng ta thường thấy mô hình này trong các sản phẩm bất động sản dự án. Ví dụ thực tế như dự án The Zei dưới đây. Với vị trí đắc địa, dự án nằm trong phân khúc hạng sang việc giao dịch sở hữu sớm các căn hộ The Zei hiện đang giúp các NĐT nhận được 1 khoản lời lớn khi mặt bằng chung các đợt bán tiếp theo đều cao hơn giá giao dịch ban đầu! 

4. Equity (Cổ phần/ cổ phiếu)

- Phương pháp này có nghĩa là NĐT góp vốn mua cổ phiếu và nhận lại cổ phiếu, lợi nhuận nếu công ty kinh doanh có lãi. 

Minh họa cho cơ chế này, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Năm 2023, A huy động vốn với việc bán gói 10.000 cổ phiếu có giá trị 115 triệu đồng (thị giá 15.000 đồng/cổ phiếu).
- Cơ chế này rất phù hợp với các doanh nghiệp sở hữu các sản phẩm đã có 1 tệp khách yêu thích. Vì 
  • Thứ nhất: Khi khách hàng trở thành NĐT, bản chất những NĐT này đã biết đến và yêu thích sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Lợi ích đầu tiên nhìn thấy từ điều này là bạn sẽ chủ động chọn lựa những NĐT yêu thích sản phẩm. 
  • Thứ hai: Kêu gọi khách hàng đầu tư sẽ thuận lợi hơn cho việc gọi vốn vì họ đã sử dụng và yêu thích sản phẩm. Khách hàng đầu tư sẽ mang tâm thế của cổ đông, không những giảm khả năng nghĩ đến việc thoái vốn mà còn giúp doanh nghiệp còn gia tăng được một lượng khách hàng thường xuyên đáng kể từ chính nhà đầu tư, bạn bè và gia đình của họ. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc này rất có lợi vì bản chất khi doanh nghiệp chưa lên sàn, tính thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp bán ra không cao, việc không phải mua lại dòng tiền đầu tư sẽ làm giảm áp lực tài chính cho công ty. 
Có thể bạn đã bắt gặp nhiều mô hình đã và đang sử dụng tư duy này, bạn có thể tham khảo thêm 1 ví dụ dưới đây: 

II. Phương pháp MIX1234 trên thực tế 

Mix1234 có nghĩa là phối hợp 2,3 hoặc 4 cách được nêu bên trên với nhau để ra được cơ chế có lợi và cân bằng nhất cho NĐT và chủ dự án.

Trên thực tế, gần như mọi mô hình cơ chế vốn trên thế giới hiện giờ, đều là mảnh ghép của 4 cách này. NQT đã có chia sẻ nguyên lý MIX1234 trong cộng đồng CFM MEMBERSHIP. Dưới đây là 1 số ví dụ thực tế các chủ doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp Mix1234, anh/chị có thể tham khảo: 

1. Thỏ Bảy Màu gọi vốn (Mix13) 

Phương pháp gọi vốn của Thỏ Bảy Màu đầu năm 2023 là 1 minh chứng rất thành công của cơ chế gọi vốn phối hợp 2 cách: cách 1 (Donate) và cách 3 (Reward). 

Bối cảnh gọi vốn: 
Thỏ Bảy Màu là một thương hiệu truyện tranh ra mắt được 9 năm, có lượng khán giả rất lớn, có thể kể ra như 1,6 triệu người đăng ký YouTube, 4,2 triệu người theo dõi Fanpage. Những video hoạt hình ngắn nhân các sự kiện, dịp lễ đặc biệt cũng từng leo tốp xu hướng vài lần, thu hút sự chú ý của khán giả, đặc biệt giới trẻ. Video gần nhất “Thần Bài Miền Tây” được đẩy lên sau 2 tuần tiến hành gọi vốn nhanh chóng chiếm Top 1 Trending YouTube, đạt hơn 13 triệu lượt xem trong 4 tuần.
Quyền lợi góp vốn
Quyền lợi của những người góp vốn sẽ như thế nào? Chúng tôi chia ra từ những gói nhỏ nhất cho đến những gói cao cấp nhất. Mỗi gói sẽ tương ứng với một khoản tiền và phần quà trong đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có một lựa chọn cho những khán giả muốn ủng hộ mà không cần quà. Điều quan trọng nữa là các phần quà này hoàn toàn độc quyền, chỉ dành riêng cho những người góp vốn. 

Mặc dù kế hoạch và bối cảnh trước khi gọi vốn của Thỏ bảy màu được chuẩn bị khá kỹ, nhưng cách 5 ngày trước khi kết thúc dự án, số tiền ủng hộ Thỏ Bảy Màu nhận được mới tương đương 65% kế hoạch. 

"Khi được hỏi về kế hoạch của 7 tập phim còn lại trong dự kiến series 10 tập phim, Tiến Sơn cho biết, anh và đội ngũ sản xuất của Thỏ Bảy Màu sẽ tìm những phương án khác để có vốn làm phim. Chẳng hạn như kêu gọi tài trợ từ các nhãn hàng, tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc "lấy ngắn nuôi dài" bằng cách sản xuất các sản phẩm thương mại, quảng cáo để lấy tiền nuôi mơ ước làm phim hoạt hình."

Cách đích 2 ngày, sự xuất hiện của các nhãn hàng/ công ty giúp Thỏ Bảy Màu nhanh chóng được tiếp sức vươn tới đích.  

2. Chuỗi nhà hàng lẩu nướng gọi vốn (Mix34) 

Năm 2021 một học viên CFM - là chủ chuỗi nhà hàng lẩu nướng đã kết hợp gọi vốn thành công bằng cách phối hợp 2 cơ chế: 3 (Reward - bán trước trả lãi bằng chính sản phẩm, dịch vụ) và 4 (Equity - Cổ phần, cổ phiếu). 

Theo đó, học viên này đã kêu gọi được 10 tỷ đồng, giúp hệ thống nhà hàng vượt qua dịch bệnh và tăng trưởng mở rộng sang cả lĩnh vực cafe và đồ uống khác.

Cơ chế để gọi vốn cụ thể như sau: nhà hàng có tổng đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, dòng vốn được chia thành các suất đầu tư 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng (tương ứng 2% - 10% giá trị của nhà hàng). Các nhà đầu tư sẽ được chia lợi nhuận dựa trên kết quả kinh doanh, ngoài ra còn được tặng thêm 2%-3% giá trị gói đầu tư ở dạng voucher sử dụng dịch vụ. 

Tức là nếu đầu tư 100 triệu đồng, nhà đầu tư sẽ được 2 triệu đồng voucher hàng tháng, lợi nhuận sẽ được chia theo kết quả kinh doanh. Hầu hết các nhà đầu tư là khách hàng quen của quán, hàng tháng họ đều chi 2 đến 5 triệu đồng để ăn uống, tiếp khách tại hệ thống này. Vì thế, khi cơ chế này được giới thiệu, chỉ trong 3 tuần, phần lớn các gói đầu tư được mua.

Sau khi trở thành cổ đông, tâm lý của khách hàng cũng gắn kết hơn bởi vì họ đang sở hữu một phần doanh nghiệp này. "Cổ đông sẽ thường xuyên ưu tiên lựa chọn nhà hàng nơi họ là cổ đông để tiếp khách và nhiệt tình giới thiệu khi ai đó cần tìm một địa điểm ăn uống. Những cổ đông ngoài việc góp vốn còn góp phần marketing, bán hàng giúp doanh nghiệp. CFM cũng trở thành một công ty đại chúng trong bối cảnh như vậy, toàn bộ cổ đông đều là học viên, khách hàng" 

III. Cách xây dựng cơ cấu tài chính, gọi vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Nhằm giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về xây cơ cấu tài chính, CFM triển khai chương trình "Bản đồ tài chính doanh nghiệp", giúp chủ doanh nghiệp có lộ trình để xây dựng doanh nghiệp minh bạch theo chuẩn mực kế toán, xây dựng kế hoạch gọi vốn từ cộng đồng khách hàng, nhân sự, đối tác cung ứng... cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và cổ đông. Trong chương trình có sự đồng hành của các Chuyên gia đến từ công ty chứng khoán, kiểm toán quốc tế. Xem chi tiết về sự kiện "Bản đồ tài chính doanh nghiệp" tại đây.

Hoặc học trước 10 chuyên đề về tài chính cùng NQT tại CFM Membership. Xem thêm thông tin tại đây
Created with